Trận Xích Bích Đại Chiến Xích Bích-Tam Quốc Diễn Nghĩa 1996 2010
Loading advertisement...
Preload Image
Up next

Và Em Sẽ Đến-Top phim Hàn Quốc hay nhất p8

Cancel
Turn Off Light

Trận Xích Bích Đại Chiến Xích Bích-Tam Quốc Diễn Nghĩa 1996 2010

“Trận Xích Bích-Đại Chiến Xích Bích”

Trận Xích Bích-Đại Chiến Xích Bích” Trận đánh diễn ra vào mùa đông năm Kiến An thứ 13 (tức năm 208) giữa liên quân Tôn Quyền-Lưu Bị với quân đội lấy danh nghĩa triều đình của Tào Tháo. Trận Xích Bích kết thúc với chiến thắng quyết định của phe Tôn-Lưu trước đội quân đông đảo hơn của Tào Tháo.

=> Xem full tập tại : https://tam-quoc-dien-nghia-full-tap-ban-chuan/

Chiến thắng này đã góp phần củng cố vị trí cho hai chư hầu Tôn Quyền, Lưu Bị ở hai bờ Trường Giang đồng thời ngăn cản việc Tào Tháo mở rộng phạm vi quyền lực xuống phía Nam Trung Hoa, tạo cơ sở cho sự hình thành hai nước Thục Hán và Đông Ngô.

"Trận Xích Bích-Đại Chiến Xích Bích" TRích Tam Quốc Diễn Nghĩa" -Cập nhật 2021
“Trận Xích Bích-Đại Chiến Xích Bích” TRích Tam Quốc Diễn Nghĩa” -Cập nhật 2021

Tuy là một trận đánh lớn có ý nghĩa quyết định trong lịch sử Trung Quốc nhưng vị trí chính xác của trận Xích Bích cho đến nay vẫn là điều gây tranh cãi. Phần lớn các học giả cho rằng Xích Bích nằm ở đâu đó trên bờ nam Trường Giang giữa Tây Nam Vũ Hán ngày nay và Đông Bắc Ba Khâu (nay là thành phố Nhạc Dương).

Các thông tin chi tiết nhất về trận đánh được ghi tại phần ghi chép về Chu Du trong tác phẩm Tam quốc chí của Trần Thọ. Trận Xích Bích cũng được mô tả rất chi tiết trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

❖ Tên phim : “Trận Xích Bích- Đại Chiên Xích Bích” – Phim Tam Quốc Diễn Nghĩa

❖ Thể loại : Phim Kiếm hiệp (phim kiếm hiệp hay nhất)

❖ Số tập : 124 tập

❖ Tác giả : La Quán Trung

❖ Quốc gia : Trung Quốc

❖ Diễn viên : Hà Nhuận Đông, Lục Nghị, Nhiếp Viễn, Lâm Tâm Như, Vu Vinh Quang, Trần Kiến Bân, ….

Trận Xích Bích-Đại Chiến Xích Bích-Cập nhật 2021

Diễn biến

Đường tiến quân của Tào Tháo và bản đồ trận Xích Bích. Điểm đánh dấu trên bản đồ nằm gần vị trí của thành phố Xích Bích ngày nay

Trận Xích Bích có thể chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn đụng độ ban đầu tại Xích Bích dẫn đến sự rút lui của quân Tào về chiến trường Ô Lâm trên bờ Tây Bắc của Trường Giang; giai đoạn thủy chiến mang tính quyết định; giai đoạn tháo chạy của Tào Tháo về hướng Hoa Dung (nằm xa về phía Bắc so với địa danh Hoa Dung hiện tại).

Trong giai đoạn đầu, thủy quân Tôn-Lưu ngược dòng Trường Giang từ Hán Khẩu-Phàn Khẩu tới Xích Bích, tại đây họ chạm trán với tiền quân của Tào Tháo. Vốn bị hành hạ bởi bệnh dịch và sự suy giảm về tinh thần cũng như sức chiến đấu do cuộc hành quân kéo dài từ Bắc xuống Nam, quân Tào không thể giành được lợi thế trong những trận giao tranh nhỏ ban đầu và buộc phải lui về đóng quân ở Ô Lâm (phía Bắc của Trường Giang).

Để giảm sự tròng trành của thuyền chiến (làm quân Tào vốn không quen với thủy chiến thường xuyên rơi vào trạng thái say sóng), Tào Tháo ra lệnh dùng xích sắt nối nhiều thuyền lại với nhau. Cũng có thuyết cho rằng quyết định này của Tào Tháo xuất phát từ lời khuyên của một gián điệp thuộc phe Tôn-Lưu(chi tiết này được La Quán Trung đưa vào Tam quốc diễn nghĩa với Bàng Thống đóng vai trò gián điệp).

Quan sát động thái này của Tào, tướng Hoàng Cái bên phía Đông Ngô đã kiến nghị Chu Du dùng kế trá hàng và được Chu Du tán đồng. Việc gửi thư trá hàng của Hoàng Cái lập tức được Tào Tháo tin theo, không cần phải bày kế khổ nhục làm Hoàng Cái phải chịu đòn roi và cũng không cần người đưa thư Hám Trạch phải đấu trí với Tào Tháo đến mức như Tam Quốc Diễn Nghĩa mô tả. Việc trá hàng thuận lợi, Hoàng Cái chuẩn bị một đội thuyền để bơi sang đánh úp vào thuỷ trại Tào.

Tới nay chưa rõ số lượng thuyền cụ thể trong đội quân của Hoàng Cái là bao nhiêu. Theo như “de Crespigny” ghi nhận thì Tam quốc chí đề cập tới “vài chục chiếc” còn Tư trị thông giám chỉ đề cập tới khoảng “mười chiến thuyền”.

Trận Xích Bích-Đại Chiến Xích Bích-Cập nhật 2021

Thuyền chiến mạnh được mô tả như những mông xung đấu hạm Trang bị của các chiến thuyền này vẫn còn là điều chưa rõ ràng, có thuyết cho rằng đó là những thuyền chiến được bọc da, theo một thuyết khác thì “mông xung”có nghĩa là “được che đậy bảo vệ để xông thẳng vào tấn công hàng ngũ thuyền địch” còn “đấu hạm”nghĩa là “có thể chở lính tham gia cận chiến”.

Các mông xung đấu hạm này được chất đầy vật liệu dễ cháy cùng mồi lửa để chuyển thành hỏa thuyền.

Khi đội “hàng binh” của Hoàng Cái đến giữa sông thì các hỏa thuyền bắt đầu được châm lửa và chúng theo gió Đông Nam lao thẳng vào hạm đội của Tào. Trong điều kiện gió lớn và bị xích vào nhau, các thuyền chiến của Tào Tháo nhanh chóng bắt lửa khiến một số lớn binh mã chết cháy trên thuyền hoặc chết đuối dưới sông.

Trong lúc quân Tào đang hoảng hốt vì đám cháy thì liên quân Tôn-Lưu do Chu Du dẫn đầu đã chiếm lĩnh trận địa và chia cắt lực lượng của Tào Tháo, buộc ông ta phải ra lệnh rút lui sau khi phá hủy một phần số thuyền chiến còn lại.

Trận Xích Bích: "Tam Quốc Diễn Nghĩa-Phim kiếm hiệp hay nhất mọi thời đại"

Tào Tháo cùng bại binh rút lui về phía đường cái Hoa Dung xuyên qua vùng đầm lầy lớn phía Bắc hồ Động Đình. Trong điều kiện mưa nặng hạt khiến đường rút lui càng trở lên lầy lội, Tào Tháo phải ra lệnh cho binh lính, kể cả những người bị thương, vác theo các bó cỏ để lấp đường.

Khó khăn cho quân Tào càng trầm trọng khi Chu Du và Lưu Bị không ngừng đuổi theo họ cho tới tận Nam Quận. Cuối cùng, thiệt hại nặng nề khiến Tào Tháo phải bỏ miền Nam rút về Nghiệp Quận, để lại Tào Hồng và Tào Nhân giữ Giang Lăng, Nhạc Tiến giữ Tương Dương và Mãn Sủng giữ Đương Dương.

Đáng ra liên quân Tôn-Lưu có thể tiêu diệt hoàn toàn bại quân của Tào Tháo nếu như họ không bị nghẽn lại tạo nên tình trạng hỗn loạn ở bờ Đông Trường Giang do thiếu thuyền vượt sông.

Để giải quyết tình trạng lộn xộn, một đạo quân do Cam Ninh chỉ huy được lệnh thiết lập một đường sang sông khác trên phía Bắc ở Di Lăng, tuy nhiên đầu cầu này cũng không thể tiến xa do gặp phải đội quân tập hậu do Tào Nhân chỉ huy

Vị trí trận đánh Xích Bích

Khu vực có khả năng xảy ra trận Xích Bích (khúc sông kéo dài từ Hoàng Châu xuống thành phố Xích Bích) Vị trí chính xác của trận Xích Bích đã gây tranh cãi cả trong công chúng và giới học giả từ rất lâu nhưng chưa bao giờ đi đến được một kết luận cuối cùng.

Từ hơn 1.300 năm trở lại đây các học giả đã đưa ra nhiều giả thuyết về địa điểm của trận đánh, sự rắc rối này cũng một phần xuất phát từ việc Trường Giang đã thay đổi dòng chảy có từ thời nhà Tùy và nhà Đường dẫn đến nhiều địa danh lịch sử không còn nằm ở vị trí cũ của nó.

Một ví dụ là Hoa Dung hiện nay nằm ở phía Nam Trường Giang trong khi vào thế kỷ thứ 3 nó lại nằm ở phía Đông của Giang Lăng, tức là phía Bắc của Trường Giang. Thậm chí một “ứng cử viên” cho địa điểm trận đánh là Phổ Kì vào năm 1998 đã được đổi tên thành “Xích Bích” để chứng tỏ sự liên hệ của nó với chiến trường lịch sử.

Trận Xích Bích-Đại Chiến Xích Bích
vị trí Trận Xích Bích-Đại Chiến Xích Bích

Theo sử liệu thì bại quân của Tào Tháo rút về phía Bắc dọc theo Trường Giang, chứng tỏ chắc chắn rằng địa điểm trận Xích Bích nằm ở đâu đó trên bờ Nam Trường Giang. Cũng theo sử liệu thì liên quân Tôn-Lưu đã ngược dòng Trường Giang từ Phàn Khẩu và Hán Khẩu (Trường Giang chảy xuôi ra Đông Hải theo hướng Đông) chứng tỏ Xích Bích phải nằm ở phía Tây của Phàn Khẩu.

Trong khi đó lực lượng của Tào tháo ban đầu tiến từ Giang Lăng ở phía Tây vượt qua Ba Khâu (nay là Nhạc Dương) bên hồ Động Đình. Như vậy Xích Bích sẽ phải nằm ở hạ lưu (phía Đông Bắc) của địa danh này.

Một địa điểm khác từng được coi là Xích Bích đó là núi Xích Bích ở Hoàng Châu, đôi khi còn được gọi là “Xích Bích của Tô Đông Pha” hay “Văn Xích Bích”. Cái tên này xuất phát từ hai bài Xích Bích phú của Tô Thức làm vào thế kỷ 11. Thực tế thì Hoàng Châu nằm ở gần như đối diện Phàn Khẩu tức là ở hạ lưu của Hà Khẩu và không thể phù hợp với sử liệu về đường tiến của liên quân Tôn-Lưu (ngược thượng lưu từ Phàn Khẩu qua Hà Khẩu).

Phổ Kì, hay thành phố Xích Bích ngày nay, vốn nằm đối diện với Ô Lâm, được nhiều học giả cho là địa điểm có khả năng lớn gần với vị trí của Xích Bích, vì vậy nó còn có tên khác là “Vũ Xích Bích” để phân biệt với “Văn Xích Bích” ở Hoàng Châu.

Giả thuyết này được đưa ra lần đầu vào thời Sơ Đường. Tại đây có một vách đá trên đó có đề chữ khẳng định vị trí trận đánh, các chữ này được cho là có niên đại khoảng giữa thời nhà Đường và nhà Tống, tức là ít nhất đã có 1.000 năm tuổi.

Một giả thuyết khác cho rằng Xích Bích nằm ở bờ Nam Trường Giang trên địa phận huyện Gia Ngư (thuộc địa cấp thị Hàm Ninh, Hồ Bắc) ở hạ lưu của thành phố Xích Bích. Đây là giả thuyết được một số học giả về lịch sử Trung Quốc như Rafe de Crespigny hay Vương Lực ủng hộ, họ dựa theo tác phẩm địa lý Thủy kinh chú xuất bản thời nhà Thanh.

Theo một giả thuyết khác lại cho rằng Xích Bích là tên gọi phần lãnh địa thuộc bờ nam Trường Giang (thuộc Tôn Quyền), còn địa phận bờ bắc Trường Giang (thuộc Tào Tháo), nơi thực sự diễn ra cuộc tiến công của Hoàng Cái bên Đông Ngô là Ô Lâm

Thành phố Vũ Hán (nằm ở phía Đông của Ô Lâm, thành phố Xích Bích và Gia Ngư tại hợp lưu của Trường Giang và Hán Thủy) cũng được coi là một khả năng cho Xích Bích. Theo giả thuyết này thì trận Xích Bích đã diễn ra ngay ở phần hợp lưu, tức là phía Tây Nam Vũ Xương (nay là một phần của Vũ Hán)

Kết quả và ý nghĩa lịch sử Trận Xích Bích-Đại Chiến Xích Bích

Mặc dù trên bản đồ Trung Quốc khi đó còn sự hiện diện của các lực lượng chư hầu khác như Trương Lỗ, Lưu Chương, Mã Đằng – Hàn Toại, nhưng cuối cùng các thế lực này đều không tồn tại lâu, thế “chia ba thiên hạ” được xác lập sau này bởi chính 3 lực lượng tham gia trận Xích Bích.

Cuối năm 209, Giang Lăng cuối cùng cũng rơi vào tay quân đội của Chu Du, phần lãnh thổ do Tào Tháo kiểm soát ở Kinh Châu thu hẹp chừng 160 km về phía Tương Dương Sau trận Xích Bích, trong các lần đụng độ với quân Tào do Tào Nhân chỉ huy, lực lượng của Tôn Quyền chịu thiệt hại lớn hơn nhiều so với lực lượng của Lưu Bị.

Thiệt hại đó cộng thêm cái chết của Chu Du năm 210 đã khiến quân Đông Ngô mất lợi thế ở Kinh Châu và để cho lực lượng của Lưu Bị dần dần kiểm soát toàn bộ phần đất chiến lược và được phòng thủ ở đây. Quyền kiểm soát Kinh Châu vừa giúp Lưu Bị lần đầu tiên có được vị thế của một chư hầu mạnh đồng thời mở ra con đường tiến vào đất Thục.

Sau trận Xích Bích, Tào Tháo không bao giờ còn hội đủ một đội thủy binh lớn để tiêu diệt hai đối thủ ở phương Nam. Kết quả này của trận Xích Bích đã bước đầu định hình cho thế chân vạc thời Tam Quốc của ba nước Tào Ngụy – Thục Hán – Đông Ngôvà vì thế nó được coi là trận đánh có ý nghĩa lớn trong lịch sử Trung Quốc. Sự chia cắt Bắc-Nam của lãnh thổ Trung Hoa cũng lần đầu thành hình và kéo dài nhiều thế kỷ sau đó.